Cooling Tower Là Gì? Phân Loại, Vai Trò Của Hệ Thống Cooling Tower
Hiện nay, các thiết bị công nghệ hiện đại ngày càng phát triển với những phát minh và cải tiến vượt bậc. Cooling tower là thiết bị hiện đại được ứng dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp. Thiết bị này mang lại lợi ích to lớn trong hoạt động sản xuất và nhiều nhu cầu hoạt động khác của con người. Trong bài viết ngày hôm nay, MEI Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ Cooling tower là gì? Có mấy loại Cooling tower? Tại sao các doanh nghiệp nên lựa chọn hệ thống Cooling tower? Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Cooling tower là gì?
Cooling tower hay còn gọi là tháp giải nhiệt, tháp tản nhiệt, tháp làm mát, tháp giải nhiệt nước. Đây là thiết bị dùng để làm giảm nhiệt độ của dòng nước thông qua việc loại bỏ lượng nhiệt dư thừa trong nước ra khí quyển. Tháp giải nhiệt chuyển đổi năng lượng nhiệt dư thừa nhờ sự bay hơi của nước vào không khí. Nhờ đó mà lượng nước còn lại ở trong thiết bị sẽ được làm mát.
Lượng nước mát sau quá trình trên sẽ theo đường ống tới bộ phận giải nhiệt. Để hạ nhiệt cho hệ thống điều hòa không khí hoặc để làm mát cho máy móc trong xưởng sản xuất, chế biến. Nhằm góp phần bảo vệ máy móc khi vận hành.
>>Xem thêm: Tháp làm mát Cooling tower trong công nghiệp
2. Các loại tháp giải nhiệt Cooling tower là gì?
Hiện nay, có nhiều tiêu chí để có thể phân chia tháp giải nhiệt Cooling Tower thành nhiều dạng tháp khác nhau. Trên thực tế, người ta chủ yếu dựa vào các tiêu chí như hình dáng, nguyên lý hoạt động, khả năng tuần hoàn nước. Cụ thể:
2.1 Theo hình dáng
– Tháp giải nhiệt tròn: Đây là loại tháp được thiết kế theo hình tròn, sử dụng phổ biến trong các nhà máy sản xuất điều hòa không khí. Hoặc công nghiệp đông lạnh hoặc ngành ép nhựa,… Tháp có độ bền cơ học cao, khả năng chống ăn mòn và chịu được những va đập từ môi trường bên ngoài. Thêm vào đó, giá cả của tháp tản nhiệt tròn có giá thành phải chăng.
>>Xem thêm: Tháp nước giải nhiệt Liang Chi LBC có những ưu điểm gì nổi bật?
– Tháp giải nhiệt vuông: Loại tháp được thiết kế theo cấu trúc hình vuông, đơn giản và thuận tiện khi lắp ráp tại các công trường. Ưu điểm của dạng tháp này là có thể liên kết được với nhau tạo thành tổ hợp tháp với công suất lớn. Tháp vuông được sử dụng chủ yếu cho ngành sản xuất thực phẩm, dược phẩm, điện tử,…
Tháp giải nhiệt tròn và tháp giải nhiệt vuông
>>Xem thêm: Đặc điểm cấu tạo của tháp giải nhiệt Liang Chi LVN
2.2 Theo nguyên lý hoạt động
– Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên
Loại thiết bị này có tên gọi khác là tháp hạ nhiệt Hypebol. Tháp làm mát nước này hoạt động nhờ sự chênh lệch nhiệt độ của không khí bên ngoài và khí nóng hơn ở bên trong tháp. Khi lượng khí nóng dịch chuyển dần lên phía trên. Lúc ấy, không khí mát sẽ đi vào trong tháp thông qua cửa khí vào ở đáy tháp.
Thông thường loại tháp này có vỏ ngoài được làm bằng bê tông và có chiều cao khoảng 200m. Kết cấu bê tông lớn tốn rất nhiều chi phí. Cho nên chúng chỉ được dùng khi có nhu cầu nhiệt lớn.
Tháp giải nhiệt Cooling tower đối lưu tự nhiên gồm 2 loại chính là:
+ Tháp dòng ngang: không khí được hút dọc theo hướng nước rơi và khối đệm bố trí bên ngoài tháp.
+ Tháp ngược dòng: không khí nóng được hút qua nước đang rơi và khối đệm bố trí phía bên trong tháp và được thiết kế theo những điều kiện cụ thể.
Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên
– Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học
Được sử dụng quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong nước, lưu thông, tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí. Đồng thời tỷ lệ giải nhiệt của thiết bị phụ thuộc vào đường kính quạt, tốc độ hoạt động và khối đệm trợ lực của hệ thống.
Với dạng tháp này có 3 loại cơ bản:
+ Tháp hạ nhiệt đối lưu cưỡng bức: Quạt được đặt ở phần khí vào giúp hút không khí bên ngoài vào trong tháp. Dòng tháp này phù hợp với trở lực khí cao do có quạt thổi ly tâm. Cùng với đó, những quạt này cũng không hề tạo ra nhiều tiếng ồn.
+ Tháp làm mát thông khí ngược dòng: Nước nóng được đưa vào từ phần trên của tháp. Còn không khí thì đi vào từ cả phần trên và phần đáy. Bên cạnh đó, cooling tower này có 2 quạt là quạt đẩy và quạt hút.
+ Tháp giải nhiệt thông khí dòng ngang: Nước nóng được đưa vào từ phần trên của tháp rồi chảy xuống các tấm filling tản nhiệt. Còn không khí thì đi vào trong tháp từ một phía (tháp 1 dòng). Hoặc từ các phía đối diện nhau (tháp 2 dòng). Sau đó, quạt sẽ hút không khí vào, đi qua khối đệm rồi đi ra ở phần trên của tháp.
Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học
2.3 Theo cơ chế tuần hoàn nước
– Tháp giải nhiệt không tuần hoàn: Thiết bị thường lấy nước từ những nơi có trữ lượng nước dồi dào như sông, hồ. Bởi thiết kế tháp là dòng thiết kế không tái sử dụng nước làm mát nên cần nguồn nước rẻ để tiết kiệm chi phí. Nước đầu vào cho tháp cũng cần xử lý để chống cáu cặn và vi sinh.
– Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín: Đây là loại tháp hạ nhiệt không loại bỏ nguồn nước. Đồng thời dạng tháp này luôn duy trì một lượng nước cố định trong đường ống. Thiết bị cũng cần tới các giải pháp chống ăn mòn và ngừa vi sinh để hoạt động ổn định và bền bỉ cùng thời gian.
– Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở: Đây là dạng tháp giải nhiệt công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với hầu hết các model tháp giải nhiệt nước tuần hoàn đều bị hao hụt. Do bay hơi sẽ liên tục được cấp bù bằng một lượng tương đương. Bạn cần thường xuyên theo dõi, kiểm soát và vệ sinh bảo dưỡng thiết bị.
3. Lý do tại sao các danh nghiệp nên sử dụng tháp giải nhiệt Cooling tower là gì?
Đối với các nhà máy, xưởng sản xuất thì sẽ phải tốn rất nhiều chi phí đầu tư các máy móc, trang thiết bị hiện đại để sản xuất sản phẩm. Hơn nữa, việc thực hiện các hoạt động sản xuất sẽ còn phải tính đến một số loại chi phí khác. Như chi phí khấu hao tài sản (máy móc), chi phí thuê công nhân đứng máy, thuê người giám sát máy móc,…
Khi nhiều máy móc hoạt động cùng lúc với cường độ cao, sẽ sản sinh ra lượng nhiệt rất lớn. Với một khoảng thời gian nhất định thì dầu bôi trơn sẽ bị biến chất. Chi tiết máy do ma sát trong khi vận hành sẽ bị nóng lên, nghiêm trọng hơn là bị biến dạng. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng tới những linh kiện khác và động cơ của hệ thống.
Máy móc hoạt động chỉ sau thời gian ngắn, hiệu quả công việc của mọi quy trình đã có dấu hiệu bị giảm xuống. Điều này xảy ra là do máy móc bị xuống cấp, có khả năng hư hỏng. Nếu nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sản xuất. Lúc này, các xí nghiệp, nhà máy thường phải tốn kém rất nhiều chi phí và thời gian để khắc phục sự cố.
Tuy nhiên, khi sử dụng tháp giải nhiệt Cooling tower thì các máy móc sẽ được làm mát liên tục. Chính vì vậy, tình trạng máy móc xuống cấp sẽ được giảm thiểu. Đồng thời hạn chế một số hư hỏng xảy ra. Đây chính là những lý do các doanh nghiệp nên sử dụng tháp giải nhiệt Cooling tower.
Lý do các nên chọn tháp làm mát Cooling tower là gì?
4. Địa chỉ mua tháp giải nhiệt nước uy tín, chính hãng
MEI Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp tháp giải nhiệt nước chính hãng với đầy đủ giấy tờ xuất xứ, chất lượng sản phẩm. Cùng với đó là mức giá ưu đãi tốt nhất cho khách hàng, đi kèm chế độ bảo hành dài hạn. Với đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, có chuyên môn cao đảm bảo sẽ giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm phù hợp nhất.
***Các bài viết liên quan:
- Tại sao nên lựa chọn tháp giải nhiệt Alpha?
- Tháp giải nhiệt Tashin có những đặc điểm gì nổi bật?
- Các thông số cần lưu ý khi chọn mua tháp giải nhiệt công nghiệp
- Khái quát về tháp giải nhiệt Liangchi trong công nghiệp hiện nay
Trên dây là những thông tin về Cooling tower là gì? Tại sao nên lựa chọn hệ thống tháp giải nhiệt Cooling tower này? Mong rằng nó sẽ hữu ích cho bạn khi lựa chọn giải pháp cho doanh nghiệp mình. Mọi thông tin cần tư vấn hay nhận báo giá sản phẩm, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MEI VIỆT NAM
Add: số 17, ngách 24/99 Kim Đồng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 024 36 343 115 – 0368 492 566
Email: meivietnam09@gmail.com, Website: meivietnam.vn