Hoa Lan Sinh Trưởng Và Phát Triển Tốt Nhờ Yếu Tố Nào?

Đăng bởi admin vào lúc 17/01/2022 - 5157

Hoa lan được mệnh danh là loài hoa “nữ hoàng” bởi chính vẻ đẹp của chúng. Hoa lan hiện nay đang được nhiều người chơi lan và yêu cây cảnh ưa chuộng với nhiều công dụng mà loài hoa này mang lại.

Để trồng được những chậu lan đẹp không phải dễ chút nào. Nó đòi hỏi người trồng cần phải đảm bảo các yếu tố như: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, độ thông thoáng,… để cây phát triển tốt. Các yếu tố này ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây lan như thế nào, hãy cùng MEI Việt Nam theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa lan

Yếu tố nhiệt độ tác động đến cây hoa lan thông qua quá trình quang hợp. Và cường độ quang hợp tăng khi nhiệt độ tăng. Vào mùa nóng, ta thường tăng lượng phân bón để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng gia tăng đó cho cây.

Nhiệt độ còn quyết định đến quá trình ra hoa của một số loài hoa lan. Nếu nhiệt độ quá cao làm cho quá trình quang hợp bị dừng lại. Đồng thời, nhiệt độ cao cùng độ ẩm cao tạo tạo điều kiện cho các loài bệnh hại phát triển.

Tuy nhiên, nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho nước trong tế bào của cây đóng băng, phá vỡ các cấu trúc của tế bào. Ngược lại, nhiệt độ quá cao thì quá trình quang hợp sẽ dừng lại, cây lan sẽ ngừng hô hấp và chết đi.

Như vậy, nhiệt độ để cây lan sinh trưởng, phát triển tốt nhất sẽ tùy thuộc vào mỗi loài lan.

Dựa vào nhu cầu nhiệt độ của từng loài hoa lan mà người ta chi thành 3 nhóm như sau:

  • Lan ưa nóng: thường sống ở vùng nhiệt đới. Chúng chịu được nhiệt độ ban ngày không dưới 21 độ C, còn bạn đêm thì không dưới 18,5 độ C.
  • Lan ưa lạnh: thường sống ở vùng ô đới, hàn đới hay các chỏm núi cao vùng nhiệt đới. Chúng chịu được nhiệt độ ban ngày không quá 14 độ C, còn ban đêm không quá 13 độ C.
  • Lan chịu nhiệt độ trung bình: chúng chịu được nhiệt độ ban ngày không dưới 14,5 độ C, còn ban đêm không dưới 13,5 độ C.

2. Ánh sáng

Yếu tố ánh sáng rất cần thiết cho sinh trưởng, phát triển của loài hoa lan. Ánh sáng tạo ra năng lượng cần thiết cho phản ứng quang hợp. Cây lan tổng hợp được chất dinh dưỡng nhờ có ánh sáng nên một khi thiếu ánh sáng cây lan sẽ phát triển kém vì không đủ chất dinh dưỡng.

Như đã biết, cường độ quang hợp tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng. Vào những ngày nắng nóng, cây sẽ cần nhiều nước và muối khoáng hơn là những ngày trời âm u để tạo ra chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Vì vậy, ta cần tăng lượng nước tưới và phân bón vào mùa nóng. Và cần giảm đi vào mùa mưa hay những ngày trời âm u.

Ánh sáng sẽ tăng dần từ lúc 7 giờ, cực đại vào buổi trưa và giảm dần vào buổi chiều. Trước 7 giờ và sau 17 giờ thì cường độ ánh sáng thấp. Nếu lan tiếp xúc với nắng lúc cực đại vào buổi trưa thì dễ gây ra hiện tượng cháy lá.

Ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình ra hoa ở một số loài lan.

Tùy theo nhu cầu ánh sáng của từng loài lan, người ta chia ra làm 3 nhóm:

  • Lan ưa sáng: yêu cầu cần ánh sáng nhiều, khoảng 100% nắng trực tiếp.
  • Lan ưa sáng trung bình: có nhu cầu ánh sáng khoảng 50-80% ánh sáng.
  • Lan ưa sáng yếu: đòi hỏi ít ánh sáng, khoảng 30% ánh nắng.

Dựa vào đó, tùy theo từng loài hoa lan mà bạn có những cách thức làm giàn che phù hợp với nhu cầu ánh sáng của chúng.

Hoa lan sinh trưởng và phát triển tốt nhờ yếu tố nào?

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hoa lan

3. Độ ẩm ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa lan

Độ ẩm là yếu tố đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của cây lan. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên tưới nước cho lan. Nếu thiếu nước thì quá trình quang hợp và quá trình hô hấp sẽ bị dừng lại. Đa phần các loài hoa lan hiện nay đều được sống trong môi trường nhiệt đới có độ ẩm từ 70-90%. Và môi trường á nhiệt đới có độ ẩm từ 60-80%. Độ ẩm này vào mùa đông có thể được giảm xướng còn 40-50%. Nên trong thời kỳ sinh trưởng, người trồng cần phải đảm bảo độ ẩm cho lan là 70%. Bạn không được để đất trồng quá khô hay quá ẩm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của lan.

Ngoài ra, yếu tố độ ẩm còn phụ thuộc vào từng chủng loại, thời tiết, mùa vụ và thời thời kỳ sinh trưởng của cây lan.

  • Loài lan mọc ở vùng núi cao hay các thung lũng thì vào khoảng tháng 2 và tháng 3 độ ẩm của nó khá thấp. Do đó, bạn cần đảm bảo độ ẩm phù hợp cho cây từ 70-80%.
  • Cuối xuân đến cuối thu, thời tiết mưa nhiều nên độ ẩm khá cao, khoảng từ 80% trở lên.

Loài lan phụ sinh có độ ẩm cao hơn lan địa sinh hay lan nhiệt đới thường có độ ẩm cao hơn so với lan ôn đới. Thời kỳ cây sinh trưởng cần độ ẩm cao hơn so với thời kỳ cây nghỉ. Ban ngày thường cần độ ẩm nhiều hơn so với ban đêm,… Vì vậy, bạn cần phải tạo được một môi trường có độ ẩm thích hợp với từng loại lan khác nhau để cây có thể phát triển tốt nhất.

4. Độ thông thoáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của hoa lan

Độ thông thoáng cũng là một trong các yếu tố cần thiết giúp cây hoa lan phát triển tốt. Không khí cần được lưu thông để làm mát cây và làm thay đổi lượng CO2 cần thiết cung cấp cho quá trình quang hợp của cây.

Nếu vườn lan thiếu thông thoáng thì sẽ rất bí bách, nhất là khi độ ẩm tăng và nhiệt độ tăng sẽ càng làm cho lan dễ bị bệnh. Nhưng thông thoáng quá nhiều, gió nhiều sẽ làm giảm độ ẩm và gia tăng bốc hơi nước ở cây. Từ đó dễ dẫn đến cây bị héo và kém phát triển.

Tiêu chuẩn thông thoáng cũng tùy thuộc vào các loài hoa lan khác nhau. Vì vậy, bạn cần có những giải pháp phù hợp để giúp cây có độ thông thoáng phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của loài hoa lan. Chúng tôi mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức giúp cho quá trình chăm sóc lan được tốt hơn.

***Các bài viết liên quan: